VIỆT NAM NHÓM 5 QUỐC GIA “QUYỀN LỰC” VỀ VẮC – XIN COVID-19

Thực hiện chương trình công tác năm 2020 và chương trình toàn khóa nhiệm kỳ 2020 – 2025, từ ngày 5 và 6 tháng 12 năm 2020, Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng chí Nguyễn Phong Nhật – Phó Bí thư Đảng ủy Khối cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, các ban xây dựng Đảng, các đại biểu là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối, cấp ủy các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng ủy Khối đã về dự.

iêu đề do người viết tự đặt dựa trên sự nỗ lực của một số quốc gia trên thế giới đã, đang nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất đại trà vắc-xin ngừa COVID-19.

Ngày hôm nay, thế giới ghi nhận 68 triệu ca mắc và 1,56 triệu ca tử vong do COVID-19. Từ đầu tháng 12 đến nay trên toàn thế giới, trung bình mỗi ngày số ca tử vong do COVID-19 khoảng 12.398 người. Số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 tại Mỹ vẫn là quốc gia cao nhất thế giới, theo thống kê tính đến ngày 7/12/2020 nước Mỹ có tổng cộng 14,53 triệu ca dương tính với COVID-19 và 282.772 ca tử vong.

Những con số trên cho thấy diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc phòng ngừa, kiểm soát dịch COVID-19 với 1.365 ca nhiễm, trong đó chỉ có 659 trường hợp lây nhiễm trong nước, còn lại là những người nhập cảnh từ nước ngoài về (chủ yếu là đón công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước và cho phép chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các hoạt động kinh tế). Có được thành công như trên là sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng của toàn xã hội, mọi người dân và các cấp chính quyền. Đây cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.

Tính đến giữa tháng 12 năm 2020, Nga, Trung Quốc, Anh, Mỹ là những quốc gia cơ bản hoàn thành các quy trình thử nghiệm vắc-xin và bắt đầu cẩn trọng tiêm ngừa vắc-xin cho người dân, kết quả cụ thể như thế nào vẫn chưa được công bố chính thức, tuy nhiên những ca nhiễm mới và số ca tử vong tại Mỹ, Anh, Nga vẫn đang ở mức cao nhất trong suốt hơn 1 năm qua.

Việt Nam không phải là quốc gia có đầy đủ tiềm lực về kinh tế, thành tựu khoa học để sánh với các cường quốc trên thế giới nhưng xem ra việc chủ động trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là rất lớn. Việt Nam phải làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 của riêng mình để phục vụ cho toàn dân đó là tư tưởng xuyên suốt trong công tác chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy, trong thời gian qua Bộ Y tế thúc đẩy, hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước để có thể ra đời vắc xin COVID-19.

Thông tin vài ngày nữa, Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược Nanogen (NANOGEN) phối hợp với Học viện Quân y sẽ chính thức tuyển tình nguyện viên tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm vắc-xin Covid-19 của Việt Nam. Sau đó 1 tuần sẽ tiến hành tiêm mũi vắc-xin thử nghiệm đầu tiên. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Các bên liên quan cần chuẩn bị để sẵn sàng cho giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng ngay, không để kết thúc giai đoạn 1 mới tiến hành bắt đầu công việc cho giai đoạn 2. Chúng ta cần chủ động trong các giai đoạn để làm sao có vắc-xin càng sớm càng tốt”. Cũng tại cuộc họp báo cáo tình hình nghiên cứu sản xuất vắc-xin COVID-19 ngày 5 tháng 12, đến thời điểm này, các nhà sản xuất vắc-xin COVID-19 trong nước đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng, trong đó 3 đơn vị sản là Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty TNHH Một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), NANOGEN đã và đang đánh giá tính an toàn, tính miễn dịch của vắc-xin trên động vật.

Trong lịch sử đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam chủ động trọng việc nghiên cứu, sản xuất vắc – xin, cho đến nay Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vắc-xin và có 8 vắc-xin được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực có khả năng sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho người. Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam cũng đã sản xuất được vắc-xin 2 trong 1 trên dây chuyền công nghệ hiện đại, vắc-xin sởi – rubella.

Như vậy, bằng sự nỗ lực của Chính phủ, cùng với tinh thần sáng tạo, chủ động, trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Y tế, các nhà sản xuất vắc – xin trong nước, sự đồng thuận, tin tưởng của người dân trong việc nghiên cứu vắc – xin COVID-19 để đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia “quyền lực” có thể sản xuất vắc – xin và là một trong những quốc gia có cơ quan quản lý vắc – xin COVID-19 theo tiêu chuẩn của WHO, mở ra cơ hội hợp tác, xuất khẩu vắc – xin COVID-19 với các nước dần trở thành hiện thực.

Việt Nam phải làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 của riêng mình để phục vụ cho toàn dân và bây giờ là lúc người dân cả nước hồi hộp, tự hào, tự tin vắc – xin COVID-19 “made in Vietnam” sớm có mặt cùng với bốn cường quốc Nga, Trung Quốc, Anh và Mỹ vào giữa năm 2021.

Nguyễn Ngọc

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.